Lý giải phong cách cổ điển là gì? - Nội thất Mansion

Có lẽ thời kỳ hưng thịnh nhất của trường phái cổ diển là vào những thập niên của thế kỷ 17, 18. Ở châu Âu,  trường phái nghệ thuật này được thể hiện qua các hình thái như: văn học, âm nhạc, kiến ​​trúc… đặc biệt được ứng dụng trong kiến trúc, nội thất cung điện hoàng gia. Nét đặc trưng của trường phái này là tính đối xứng, vẻ đẹp tinh tế và hấp dẫn, đậm chất thời đại được thể hiện trong những tác phẩm thiết kế nội thất. Bài viết này sẽ lý giải phong cách cổ điển là gì?

Lịch sử ra đời của phong cách cổ điển là gì?

Khái niệm phong cách cổ điển là gì?

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển dựa trên các nguyên tắc, sự cân bằng và đối xứng theo quy định chặt chẽ, với không gian vô cùng cầu kỳ, trau chuốt và nét đẹp vượt thời gian của những vòng cung, những đường nét, chi tiết phào chỉ và những hoa văn được chạm trổ công phu, đẹp mắt.

Lịch sử của phong cách cổ điển

Phong cách thiết kế nội thất cổ điển xuất hiện lần đầu ở Pháp vào thế kỷ 17 và mau chóng phổ biến và thống trị trong hơn 2 thế kỷ. Các nghệ sĩ thường lấy cảm hứng từ nghệ thuật Rome và Hy Lạp với nét đặc trưng là sự chặt chẽ, đơn giản của họ. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại thể hiện phong cách này theo những ý tưởng khác nhau. Ở Pháp là thiết kế lộng lẫy, rực rỡ, hoành tráng, ở Anh thì thể hiện sự hợp lý, chặt chẽ.

 Di tích Parthenon, Acropolis của Athens, Hy Lạp – “cha đẻ” của phong cách cổ điển

Tại Nga, trong giai đoạn của nữ hoàng Catherine, bà yêu thích vẻ đẹp sang trọng, sự hòa hợp và tiết chế hợp lý khi thiết kế. Vì vậy, bạn có thể thấy được nét đẹp này ngay chính cung điện Catherine ở St Petersburg. Vào cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, phong cách cổ điển là sự pha trộn khéo léo giữa phong cách cổ điển với những phong cách thiết kế khác, tạo nên nét độc đáo, mới lạ cho không gian.

Đặc điểm của phong cách cổ điển là gì?

>>> NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN TRONG THIẾT KẾ

Về màu sắc

Những tông trầm và đậm như vàng, nâu, đen, đỏ là những màu sắc được ưa chuộng trong phong cách thiết kế cổ điển. Theo đó, những màu sắc này phải được phối kết hợp sao cho đem lại nét đẹp đẳng cấp, quý tộc và sang trọng cho tổng thể không gian. Cụ thể, những tông màu thường được phối với nhau đó là xanh rêu – xanh rừng già, đỏ rượu vang – gam màu trung tính, xanh dương và vàng, xám và vàng,…

Tính đối xứng

Đặc trưng của phong cách thiết kế nội thất cổ điển chính là tính cân bằng và đối xứng, điều đó có nghĩa là bạn chia không gian thành hai phần, khi đó hai phần sẽ có thiết kế giống nhau để có bố cục rõ ràng và tạo thành một thể thống nhất.

Tone màu sáng cùng bố cục đói xứng làm cho căn phòng trở nên hoàn mỹ đến từng chi tiết

Về điểm nhấn

Đối với phong cách này các chi tiết lớn sẽ làm điểm nhấn giúp tập trung và dồn sự chú ý vào căn phòng. Đó có thể là một bộ bàn ghế lớn bề thế, một chiếc cầu thang khổng lồ uốn lượn hoành tráng, hoặc cũng có thể là một bức tường bừng sáng, một bức tranh đóng khung lớn,…Còn những chi tiết khác sẽ đóng vai trò bổ sung và giúp tôn lên vẻ nổi bật cho căn hộ. Nếu như các phong cách hiện đại đều hướng đến sự tối giản cho không gian thì đối với thiết kế nội thất phong cách cổ điển mọi chuyện sẽ hoàn toàn ngược lại. Những chi tiết cầu kỳ, hoa mỹ, những đường cong trau chuốt, mềm mại là điểm nổi bật trong phong cách này.

Những đường chỉ phào hay tạo ra những đường gờ chạy dọc tường, trần, thậm chí là sàn nhà là những chi tiết không thể thiếu trong phong cách thiết kế nội thất cổ điển. Ngoài ra, còn có những họa tiết hoa văn được làm thủ công khá độc đáo, lấy cảm hứng từ hoa lá, cây cối, hình kỷ hà tạo hình thành những khối đối xứng trong căn phòng giúp tạo nên vẻ bắt mắt và thu hút cho căn phòng. Đây cũng chính là điểm giúp bạn nhận ra phong cách cổ điển một cách dễ dàng.

Vật liệu nội thất

Thật ra, phong cách nội thất cổ điển chủ yếu mang giá trị cao về mặt tinh thần, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những món đồ mang hình dáng cầu kỳ, được chạm trổ tinh xảo mang dáng dấp đẳng cấp quý tộc của vua chúa những thế kỷ trước. Đó có thể là một bộ ghế sofa sang trọng với từng đường nét uốn lượn mềm mại mà không có một góc nhọn nào.

Nội thất chỉ có thể bắt gặp ở phong cách cổ điển

Các vật liệu chính trong phong cách cổ điển đó là gỗ tự nhiên, các vật dụng mạ vàng, thạch cao,…Những vật liệu này không chỉ đem lại nét đẹp quyền quý, sang trọng mà còn rất dễ chạm khắc những hoa văn tinh xảo. Ngoài ra, còn có một số vật liệu khác cũng rất được ưa chuộng đó là thủy tinh, pha lê, gấm nhung, da, đá granit,…

Về ánh sáng

Với phong cách cổ điển, không thể thiếu ánh sáng từ những chiếc đèn chùm khổng lồ đặt chính giữa trần nhà. Với ánh sáng màu vàng tạo nên sự ấm áp, vẻ quý phái và sang trọng. Đặc biệt hơn khi ánh sáng chiếu vào nội thất sẽ làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian căn phòng.

>>> Ý TƯỞNG PHÒNG NGỦ PHONG CÁCH CỔ ĐIỂN ĐẸP

Các không gian thiết kế phong cách cổ điển là gì?

Thiết kế phòng ngủ phong cách cổ điển

Nội thất quan trọng nhất của phòng ngủ là giường. Nó sẽ là vật thể định hình phong cách cho những chi tiết nội thất còn lại của căn phòng. Sẽ là một chiếc giường lớn bằng gỗ được trang trí cầu kỳ, đi kèm bàn đầu giường, tủ quần áo, ghế sofa hoặc ghế dài. Tất cả các phần của đồ nội thất trong phòng ngủ cổ điển đều có đường nét cong rất mượt mà. Đèn ngủ trong phòng thường dùng chụp vải hoặc những chất liệu tương tự. Và căn phòng ngủ sẽ càng đẹp mắt hơn khi sử dụng những bức tường dán giấy cùng hoa văn với rèm cửa cũng như những đồ nội thất còn lại.

Cung điện châu Âu thu nhỏ bằng phòng ngủ

Thiết kế nhà bếp theo phong cách cổ điển

Nhà bếp cổ điển thì thực tế, phong cách và tiện dụng hơn với những đồ làm bếp. Đồ nội thất phòng bếp cổ điển có thể sử dụng tone màu từ kem nhạt cho đến màu nâu đậm. Tủ bếp thường làm bằng gỗ cứng, với những đường nét chạm khắc phức tạp. Tủ bếp và những ngăn kéo thường được trang trí với tay cầm mạ vàng và đồng được cách điệu. Độ khéo léo của người thiết kế nội thất cổ điển của nhà bếp được thể hiện ở khả năng “ngụy trang” trên các thiết bị gia dụng và đồ nhà bếp hiện đại. Bếp gas, tủ lạnh, nắp đậy bếp đều cần phải được tích hợp hoặc ẩn sau những cánh tủ. Và bàn ăn lớn nơi cả gia đình đoàn tụ cũng là một phần nổi bật tất yếu của căn bếp cổ điển.

Bếp lò chính là biểu tượng không thể thiếu trong căn bếp cổ điển

Phòng tắm theo phong cách cổ điển

Phòng tắm theo phong cách cổ điển thường được phối màu trắng hoặc màu be, hoặc nâu sáng kết hợp các chi tiết mạ vàng lịch lãm. Để nhấn mạnh sự bề thế của nội thất trong phòng tắm, người ta thường sử dụng đá cẩm thạch cho sàn nhà. Gương trong khung mạ vàng hoặc đồng lớn, tường sconces và đèn chùm sẽ cung cấp cho tắm một nét duyên dáng đặc biệt và sang trọng.

Diện tích rộng, sử dụng đủ bộ nội thất phòng tắm cao cấp nhất

Phòng khách phong cách cổ điển là gì?

Phòng khách thường là căn phòng rộng nhất trong nhà, và nó cũng là nơi sở hữu nguồn ánh sáng tự nhiên nhiều nhất. Đèn chùm phong cách cố điển là loại đèn chùm tầng thanh lịch với các chi tiết mạ vàng và các chi tiết treo tường pha lê sẽ làm nổi bật những họa tiết trang trí nội thất phòng khách cổ điển. Ngoài ra, những đồ trang trí khác như đồng hồ bằng đồng, những bức điêu khắc, tranh trang trí sẽ giúp làm nổi bật nét cổ điển đầy nghệ thuật của phòng khách.

Phong cách cổ điển cho phòng khách đẳng cấp, mang đến sự quý tộc

Thông tin liên hệ:

  • KM12 Đại Lộ Thăng Long, Vân Côn, Hoài Đức Hà Nội
  • Hotline: 0966.85.6666
  • Email: noithatmansion.vn@gmail.com
  • Website: https://noithatmansion.vn

Để được tư vấn cụ thể trong thời gian nhanh nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số hotline 0966.85.6666 hoặc nhắn tin trực tiếp qua Fanpage: Nội Thất Mansion.

Xin chân thành cảm ơn!


✅ Tư vấn thiết kế miễn phí
✅ Thiết kế chuẩn theo ý tưởng của khách hàng
✅ Luôn thể hiện cái “tôi” riêng biệt trong từng không gian
✅ Số lần sửa đổi bản vẽ không giới hạn
✅ Luôn luôn cập nhật và tìm hiểu những xu hướng nội thất mới
✅ Lên ý tưởng và thiết kế chi tiết cho từng không gian
✅ Tối ưu công năng sử dụng- Thiết kế mang tính khả thi
🔰 Công ty Cổ phần nội thất Mansion
🌍 Website: noithatmansion.vn
☎️ Hotline: 0966.85.6666
🏬 Trụ sở & Showroom: D4- 31, KĐT Gleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
🏬 Xưởng sản xuất: Km12 Đại Lộ Thăng Long, Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.