Tại sao phong cách Indochine lại được ví như bản giao hưởng Đông – Tây êm dịu? - Nội thất Mansion
Yếu tố Đông – Tây kết hợp chính là một kiệt tác nghệ thuật. Đó là sự ứng dụng và sáng tạo độc đáo của những KTS tài ba. Những vật liệu hiện đại, thô cứng của phương Tây kết hợp với vật liệu tự nhiên, mộc mạc của phương Đông tạo nên một tổng thể hài hòa. Đó chỉ có thể thấy ở phong cách indochine.
Tổng quan về phong cách Indochine
Hoàn cảnh ra đời phong cách Indochine
Việc đầu tư và khai thác toàn diện các lĩnh vực kinh tế cũng kéo theo rất nhiều tri thức, nhà tư bản đủ mọi nghành nghề sang Việt Nam sinh sống và lập nghiệp. Ernest Hébrard (1875 – 1933) là một kiến trúc sư danh tiếng tại Paris, Pháp. Đến Đông Dương năm 1921, ông trở thành Kiến trúc sư trưởng của Chánh Sở Kiến trúc và Quy hoạch Đông Dương trong 10 năm. Suốt thời gian đó, Hébrard đã để lại nhiều dấu ấn với các sản phẩm kiến trúc tiêu biêu. Đại diện cho phong cách Á – Âu (hay còn gọi là phong cách Đông Dương -Indochine).
Nổi bật với các công trình: Nhà Tài chính Đông Dương, Bảo tàng Louis Finot, Đại học Đông Dương, nhà thờ Cửa Bắc, trường Viễn Đông Bác Cổ, trường Petrus Ký, viện Pasteur… Dù đã trải qua hàng trăm năm, nhưng các công trình kiến trúc sư này vẫn luôn được đánh giá là các công trình kiến trúc đẹp, hài hòa và trường tồn với thời gian. Các tác phẩm của ông sở hữu hệ mái ngói nhiều lớp từ kiến trúc phương Đông tích hợp một cách sáng tạo với kiến trúc thuộc địa Pháp thời kỳ đó, tạo nên vẻ đẹp độc đáo góp phần tô điểm kiến trúc đô thị Đông Dương. Và cho đến ngày nay, phong cách kiến trúc Đông Dương vẫn được nhiều người yêu thích và lựa chọn.
Sự phát triển của phong cách Indochine
Giai đoạn thịnh hành
Phong cách Indochine bắt đầu thịnh hành từ những năm 1920 – 1930. Đó là giai đoạn mà giới thượng lưu ở Việt Nam xây nhà theo phong cách này. Theo đuổi phong cách nội thất hiện đại và mới mẻ bằng cách kết hợp các yếu tố trang trí Bắc Bộ với các yếu tố kiến trúc Tây phương. Trên thực tế, việc sử dụng các chất liệu xây dựng bản địa như tre, gỗ, bùn,… Cùng với sắt, thép, gạch, ngói,… khá tốn kém. Vì thế chỉ có những người giàu có mới đủ khả năng tài chính đáp ứng. Đó là lý do mà phong cách Đông Dương toát lên hơi thở của sự sang trọng, giàu có và xa hoa.
Giai đoạn cực thịnh đến nay
Giai đoạn 1920 – 1945 là thời kỳ đỉnh cao của phong cách thiết kế nội thất Indochine. Tuy nhiên đến những năm 1960, xu hướng này dần suy yếu và trở thành một yếu tố hoài niệm. Tuy nhiên không vì thế mà phong cách này mất đi, khi mà nhiều thập kỷ qua vẫn có các công trình lớn ở Hà Nội, Sài Gòn ứng dụng kiến trúc Indochine. Không ít các resort, khách sạn, biệt thự cao cấp cũng sử dụng phong cách này. Tại Việt Nam, nội thất Indochine kết hợp giữa các yếu tố truyền thống Việt Nam và sự hiện đại của phong cách nội thất châu Âu, thể hiện qua yếu tố thẩm mỹ và tính năng của từng sản phẩm nội thất. Ngày nay, phong cách Indochine được nhiều nhà phê bình ca ngợi là một phong cách đẹp và ấn tượng.
Giá trị phong cách Indochine mang lại
>>> NHỮNG MÓN ĐỒ MANG PHONG CÁCH NỘI THẤT INDOCHINE
Toát lên sự tinh tế của văn hòa Đông – Tây
Nói về phong cách Indochine tại Việt Nam, có ý kiến so sánh rằng: “ Nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông”. Vẻ đẹp của thiết kế Indochine tinh tế, nồng nàn và đầy sang trọng. Vẻ đẹp độc đáo ấy đến từ đường nét cứng rắn, chắc chắn với các cột đá gỗ cao lớn. Màu kem, nâu trầm thể hiện được nét quý phái, bền vững. Vật dụng nội thất sắp xếp khéo léo mang đến vẻ đẹp nên thơ, toát lên thần thái riêng.
Mang lại cảm giác thư thái
Sự kết hợp chất liệu phương Tây: đá, xi măng và tre, nứa, gỗ – những chất liệu đặc trưng Á Đông mang đến sự gần gũi, giản dị. Không gian mở rộng, gần gũi với thiên nhiên cũng là yếu tố “kéo gần” con người về với thiên nhiên, cây cối để được thư giãn trọn vẹn.
Ứng dụng đa dạng không gian
Phong cách Indochine có thể ứng dụng phù hợp với nhiều không gian khác nhau như biệt thự, khách sạn, nhà hàng, căn hộ chung cư… Điều này sẽ giúp phong cách Indochine không bị bó hẹp trong một không gian cụ thể nào mà dần tạo nên một xu hướng thiết kế phổ biến.
Lý do phong cách Indochine được ví như bản giao hưởng Đông – Tây êm dịu
Phong cách Indochine mang dấu ấn của Pháp
Nét đẹp của Pháp trong Indochine nổi bật bởi vẻ đẹp lãng mạn, cứng chắc và rất sang trọng. Ta có thể nhận thấy những nét trang trí đặc trưng của Pháp trong nội thất như những đường chỉ nổi đi trên thức cột La Mã, trần và tường. Cùng với đó là đèn trùm sang trọng, kiểu cửa lá sách, những khung cửa sổ lớn được chia thành nhiều ô nhỏ để tạo không gian thông thoáng nhất. Ngoài ra còn những phong cách khác được Pháp đưa vào làm tiền để sáng tạo và ứng dụng trong phong cách Indochine tại Việt Nam. Ví dụ như tân cổ điển, nét thẩm mỹ của địa phương Pháp.
Phong cách Indochine mang đặc trưng của Trung Quốc
Sau hơn 1000 năm độ hộ, kiến trúc của Trung Quốc ảnh hưởng nhiều đến phong cách nội thất của nước ta. Và khi Pháp du nhập vào thì điều đó cũng không hề bị mất đi. Ngược lại còn được hòa trộn rất tinh tế và làm nổi bật nét thẩm mỹ độc đáo của phong cách indochine. Những đặc trưng của Trung Quốc ẩn chứa trong phong cách Đông Dương. Có thể kể đến như màu đỏ son của ngói, miếng ngói âm dương, những chi tiết điêu khắc trạm trổ từ phức tạp đến đơn giản có tính ứng dụng cao. Cùng với đó những con tiện cầu kỳ để trang trí cho cầu thang, hành lang,…
Mang phong cách của Ấn Độ
Phong cách Ấn được tượng trưng bởi văn hóa Champa tại nước ta. Tuy nhiên văn hóa Chăm chỉ có thể thấy được ở miền Trung, còn những vùng miền khác thì hiếm hơn. Những đặc trưng của Ấn mang đến cho phong cách kiến trúc Đông Dương có thể dễ dàng nhận diện là nghệ thuật điêu khắc Champa. Những bức phù điêu, tượng tròn, chi tiết trạm khắc trên cột kèo,… Hay những biểu tượng tôn giáo như thiếu nữ Apsara nhảy múa, linh vật, Sivah của Champa.
>>> ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH KIẾN TRÚC ĐÔNG DƯƠNG
Nét đẹp truyền thống Việt Nam ẩn chứa trong nội thất Indochine
Indochine về Việt Nam đã hòa quyện vào bản sắc dịu dàng gần gũi vốn có. Hạn chế sử dụng những vật liệu cứng nhắc như xi măng, đá, thạch anh,… Tâm hồn Việt được truyền tải thông qua những chất liệu thô mộc tự nhiên nhiều hơn. Như gỗ, tre, nứa… tạo nên điểm đặc trưng của đồ nội thất phong cách Đông Dương tại Việt Nam. Nội thất có thể kể đến: phản, trõng, tủ chè, bàn ghế. Những đồ nội thất này còn nổi bật bởi những chi tiết trạm trổ tinh xảo thể hiện sự bề thế. Không gian còn được trang trí với hoành phi câu đối sơn son thiếp vàng, bình gốm sứ,…
Kết luận
Phong cách indochine hay Đông Dương chính là bản tình ca của thế kỷ 20. Đến nay vẫn giữ nguyên bản sắc, những công trình đó vẫn hiên ngàng và trở thành điểm đến tham quan nổi tiếng. Cuộc sống mới, chắc chắn sẽ không tránh khỏi một số yếu tố bị biến đổi. Nhưng chắc chắn hơi thỏe của phong cách này sẽ còn sống mãi trong từng công trình mà nó được ứng dụng.
Thông tin liên hệ:
- KM12 Đại Lộ Thăng Long, Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội
- Hotline: 0966.85.6666
- Email: noithatmansion.vn@gmail.com
- Website: https://noithatmansion.vn
Để được tư vấn cụ thể trong thời gian nhanh nhất, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số hotline 0966.85.6666 hoặc nhắn tin trực tiếp qua Fanpage: Nội Thất Mansion.
Xin chân thành cảm ơn!
✅ Tư vấn thiết kế miễn phí
✅ Thiết kế chuẩn theo ý tưởng của khách hàng
✅ Luôn thể hiện cái “tôi” riêng biệt trong từng không gian
✅ Số lần sửa đổi bản vẽ không giới hạn
✅ Luôn luôn cập nhật và tìm hiểu những xu hướng nội thất mới
✅ Lên ý tưởng và thiết kế chi tiết cho từng không gian
✅ Tối ưu công năng sử dụng- Thiết kế mang tính khả thi
🔰 Công ty Cổ phần nội thất Mansion
🌍 Website: noithatmansion.vn
☎️ Hotline: 0966.85.6666
🏬 Trụ sở & Showroom: D4- 31, KĐT Gleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông, Hà Nội.
🏬 Xưởng sản xuất: Km12 Đại Lộ Thăng Long, Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội.
Leave a Comment